Cách nhận biết bệnh trĩ và vị trí hình thành búi trĩ - Phòng Khám Phụ Khoa TPHCM

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
"Địa Chỉ Đáng Tin Cậy"


Post Top Ad

<

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Cách nhận biết bệnh trĩ và vị trí hình thành búi trĩ

Dựa vào cấp độ của bệnh trĩ mà có phương pháp điều trị hợp lí và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu bạn để bệnh nặng và trong trường hợp không đi thăm khám, không có hướng xử lý kịp thời thì chắc hẳn bệnh sẽ nhanh hơn qua giai đoạn cuối. Khó khăn hơn trong vấn đề điều trị bệnh và tốn thời gian kèm chi phí cho người bệnh.

Bệnh trĩ được chia làm 2 nhóm chính: trĩ nội và ngoại. Ngoài ra, còn có trĩ hỗn hợp. Việc phân biệt các loại trĩ có vai trò quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn cho bệnh nhân.

Theo chuyên gia, niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau bằng một đường lược dọc theo chiều dài của ống. Vùng niêm mạc nằm trên đường này không có dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.



Trĩ nội và ngoại khác nhau ở vị trí xuất hiện búi trĩ.

Trĩ nội



Trĩ nội xuất phát ở bên trên đường lược. Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Do không có thần kinh cảm giác nên thường không thấy đau buốt. Bệnh có biến chứng cụ thể là chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Tuỳ theo diễn tiến mà được phân thành 4 cấp độ:

Độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính.

Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.



Trĩ ngoại

Trĩ ngoại xuất phát bên dưới đường lược. Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng. Bệnh gây đau do có thần kinh cảm giác. Biểu hiện rõ nhất là các cơn đau do thuyên tắc, mẩu da thừa.

Trĩ hỗn hợp

Bệnh nhân có thể xuất hiện đồng thời trĩ nội và ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Trên đây là cách bạn phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Tùy vào mức độ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn một phương pháp điều trị kịp thời và hợp lí. Bạn sẽ có giải pháp tốt nhất để điều trị và khỏi bệnh nếu làm đúng và đầy đủ theo lời của bác sĩ chuyên khoa. Kiêng thực phẩm hay thói quen không tốt cho việc điều trị bệnh cũng là điều mà bạn cần làm. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh này.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM
Websitehttps://phongkhamdakhoahongphong.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad